Tiếng Đức và cách phát âm bảng chữ cái.

Học bảng chữ cái là bước đầu tiên khi tiếp cận một ngôn ngữ mới. Bảng chữ cái là tiền đề, là cơ sở để ta học ngôn ngữ đó sau này, cũng như bảng chữ cái tiếng Việt.

Để bắt đầu học một ngôn ngữ, việc đầu tiên là cần phải làm quen bảng chữ cái và cách phát âm các âm tiết. Đối với tiếng Đức cũng không là ngoại lệ. Hơn nữa, tiếng Đức có cách đánh vần khá giống với tiếng Việt. Vì vậy việc học thuộc mặt chữ cùng với phát âm chuẩn bảng chữ cái tiếng Đức sẽ giúp bạn phát âm chuẩn từ vựng, tạo tiền đề cho việc học tiếng Đức một cách hiệu quả.

Bảng chữ cái tiếng Đức.


Bảng chữ cái tiếng Đức gồm 30 chữ cái, trong đó bao gồm những chữ cái La tinh thường dùng (gồm 26 chữ), 3 chữ nguyên âm bị biến đổi (ä, ö, ü) và 1 dấu ngoại lệ( ß). 

Bảng chữ cái tiếng Đức cũng được chia ra thành nguyên âm và phụ âm. Các nguyên âm bao gồm: a,e,i,o,u. Các nguyên âm này được đọc như tiếng Việt( trừ chữ e phải đọc là ê, chữ o phải đọc là ô), không cần sự trợ giúp của các âm khác.

Bảng chữ cái.

Các phụ âm trong tiếng Đức cũng có cách đọc khá giống với tiếng Việt, chỉ trừ một vài chữ có cách đọc khác nhau ví dụ như: chữ "g" trong tiếng Đức đọc là "kê" hơi kéo dài vầ "ê" ra; chữ "t" phải đọc là "thê" hơi kéo dài vầ "ê"; và chữ "h" đọc là "ha".

Sự khác nhau cơ bản giữa nguyên âm và phụ âm đó là đối với bất cứ ngôn ngữ nào, nguyên âm là bắt buộc phải có trong một từ, nếu không có nguyên âm thì chỉ là từ viết tắt, không thể đọc được. Đối với các từ biến đổi, nếu trên bàn phím củ bạn không có những kí tự đó bạn có thể thay thế như sau: chữ "ä" có thể thay bằng "ae" khi viết, chữ "ö" có thể thay bằng chữ "oe", chữ "ü" thì thay bằng "ue", chữ "ß" thay bằng "ss".


Về cấu tạo của từ:Cũng giống như bất kì ngôn ngữ nào thì trong cấu tạo một từ buộc phải có nguyên âm. Tiếng Đức tương tự như tiếng Việt, cũng có những nguyên âm kép và phụ âm kép. Tức là có những chữ có thể đứng cạnh nhau để tạo ra một âm mới. Ví dụ một số nguyên âm kép trong tiếng Đức như: ai ( Laie), ay (Bayern), ei ( Reise), ey (Speyer), au ( laut),... Một số phụ âm kép như: ck ( lachen), ng ( jung), ss (kuss),...

Cách phát âm.


Về cơ bản cách phát âm của tiếng Đức cững gần giống tiếng Việt đối với các nguyên âm và phụ âm, nhưng vẫn có một sô khác biệt đã dược đề cập ở trên. Đối với các phụ âm kép khi phát âm bạn cần lưu ý một số trường hợp sau:
- ch phát âm giống kh của tiếng Việt khi đi sau các nguyên âm a, o, u hay au.

- Còn khi ch đi sau các nguyên âm e, i, ä, ö, ü, eu hay äu hoặc các phụ âm l, n hay r lại phát âm nhẹ khác hẳn hay chính là ch mềm.

- ng ở cuối một vần phát âm dính liền với vần đó, thí dụ như singen phát âm thành sing-en chứ không phải sin-gen.

Phát âm tiếng Đức.

- sp- và st- khi ở đầu một từ – dù từ này đứng riêng hay được ghép nên đứng bên trong một từ khác như Einstein (Ein-Stein), Profisport (Profi-Sport) – được phát âm như schp- hay scht-.

- Trong các trường hợp khác, tức là khi -sp- và -st- đứng giữa hay đứng sau một từ, chúng lại phát âm như trong tiếng Anh.

Nguyên tắc khi đọc tiếng Đức là phải đọc hết tất cả các chữ, không được bỏ sót một chữ nào kể cả những phụ âm "chết". Vì trong tiếng Việt không có phụ âm chết nên nhiều người hay bỏ qua chúng khi học tiếng Đức. Lối nói này gọi là "nói bồi". Đa số là của những người không được học tiếng Đức một cách bài bản, chủ yếu là nói cho người ta hiểu. Lâu ngày thành thói quen rất khó bỏ, thêm nữa khi viết chữ Đức sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế ngay từ đầu nên tìm cách đọc thật chính xác tất cả các chữ trong từ. Đến một lúc nào đó tự nhiên sẽ nhuần nhuyễn dễ nghe hơn nhiều.


Ví dụ như chữ "Z, z" đọc là "zett" hoặc chữ "j,J" đọc là "jott".

– Chữ "t" đứng sau cùng chính là phụ âm chết, người ta không đọc là „zết-thê“ mà chỉ là "zết-thừ"". Chữ "t"" cuối cùng chỉ được xì gió ra từ miệng, không đọc rõ ràng.

– Nhưng nguyên âm khi đứng sau cùng vẫn được đọc rõ ràng ví dụ: chữ "g = gee" đọc là "gê-ê". Mặc dù sự chuyển tiếp giữa hai chữ "e" này rất nhanh nhưng nếu nghe tinh vẫn nhận ra được.

Một vấn đề dễ gặp nữa của người Việt khi đọc chữ Đức là sự phân biệt rõ ràng giữa chữ "l,L (ell)" và chữ "n,N (en)". Khi đọc chữ "l" và chữ "n" vị trí của lưỡi đều nằm bên trên như nhau nhưng chữ "l" thì lưỡi được thả lỏng, gió xì ra qua mũi và dưới lưỡi. Chữ "n" thì lưỡi cứng hơn và gió xì ra đằng mũi.

Tương tự như trong tiếng Việt, tiếng Đức cũng có một số chữ cái khi đi với nhau người ta đọc chúng bằng hợp âm mới như: chữ "ch" đọc là "khờ" tương tự như chữ "kh" trong tiếng Việt; "ei" được đọc là "ai" tương tự chữ "ai" trong tiếng Việt, "e" nếu đứng giữa thì đọc là "ê", nếu đứng cuối thì đọc là "ơ", nhiều khi cũng đọc là "e" như trong tiếng Việt; "sch" đọc là"s" và bị uốn lưỡi rất nặng.

Tầm quan trọng của việc phát âm chính xác bảng chữ cái tiếng Đức.


Việc phát âm đúng bảng chữ cái rất quan trọng trong quá trình học, có rất nhiều bạn không đánh giá đúng tầm quan trọng của việc phát âm đúng bảng chữ cái, để rồi cả quá trình học luôn mắc nhiều lỗi phát âm cũng hơn nữa không thể “ bắt từ” khi luyện nghe và “phát âm tiếng Đức”. Chúng ta phải nắm vững phần này khi học xong khóa học sơ cấp A1. “Phát âm” giống như thói quen, khi bạn đã phát âm sai trong cả một quá trình, việc chỉnh sửa rất khó, bởi vậy mà có nhiều bạn tâm sự rằng: " chỉ cần hai kỹ năng nghe và nói mà thi nhiều lần vẫn  trượt, nản quá". Nếu bạn giỏi hai kỹ năng "viết và đọc" thì điều này chẳng có nhiều ý nghĩa mà buộc bạn phải trau dồi cả kỹ năng "nghe và đọc" đây mới là hai kĩ năng chình của việc học một ngoại ngữ.

Thành công với tiếng Đức.

Phát âm rất quan trọng, nếu bạn phát âm chuẩn thì việc nói, giao tiếp của bạn là đương nhiên, nhưng quan trọng hơn cả phát âm chuẩn sẽ giúp bạn nghe tốt hơn. Khả năng nghe tiếng Đức của bạn được quyết định bởi 2 yếu tố: thứ nhất là phát âm và thứ hai là từ vựng. Vì thế cho nên nếu bạn không nghe được người bản ngữ nói thì bạn nên kiểm tra lại hai yếu tố này để trau dồi và nâng cao khả năng của bạn.


Một số lưu ý nữa với các bạn, đó là phần lớn các bạn đều không ghi nhớ "từ vựng" tốt trong quá trình học. Không có vốn từ tốt bạn rất khó để viết và nói. Phương pháp được coi là hiệu quả nhất hiện được các Chuyên gia Ngôn Ngữ học đưa ra: “ Hãy đặt câu với các từ đó bằng cách viết và đặc biệt hãy nói lại câu đó thật chính xác, những thói quen đó giúp bạn ghi nhớ 100% các từ vựng, dù chúng có nhiều tới đâu” . Một lần nữa “ phát âm chính xác” lại được nhắc tới như kim chỉ nam cho học tiếng Đức, và điều kiện sâu xa để phát âm tốt vẫn là “ phát âm chính xác bảng chữ cái”.

Việc đọc tốt tiếng Đức cũng đồng nghĩa với hiểu tốt tiếng Đức. Chính vì thế nên dành nhiều thời gian cho nó. Đây là một bước quyết định thành hay bại trong việc học của bạn, bạn không thể học qua loa được.

Nếu chịu khó thì chỉ trong hai tuần là bạn có thể đọc chữ Đức tương đối tốt vì thực ra nó dễ hơn người ta tưởng nhiều. Mà đọc được chữ Đức có nghĩa là ta có thể học và sử dụng được bất cứ chữ nào bắt gặp. Như thế có thể nói là bạn biết tiếng Đức rồi, sẽ không còn gì có thể cản trở bạn được nữa vấn đề chỉ còn là thời gian nữa mà thôi.

Vậy đó, có những thứ tưởng chừng rất nhỏ và đơn giản nhưng ảnh hưởng tới cả quá trình chinh phục tiếng Đức của bạn, và cuối cùng nó ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Vì vậy hãy luyện tập phát âm chữ cái thật chính xác, thật nhuần nhuyễn nhé!

Chúc các bạn thành công.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.